Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
258088

BÀI TRUYỀN THÔNG ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT TRUNG THU

Ngày 31/08/2022 00:00:00

 

BÀI TRUYỀN THÔNG ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
TRONG DỊP TẾT TRUNG THU

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Đón Tết Trung thu là một sự kiện mang ý nghĩa thiêng liêng, đậm nét văn hóa của người Việt Nam. Tết Trung thu – Tết dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi, chính vì vậy, các loại thực phẩm được sử dụng trong ngày Tết Trung thu chủ yếu là bánh, mứt, kẹo, hoa quả, các loại đồ uống như nước ngọt, nước giải khát… 

Tết Trung thu đang đến gần, vì vậy nhu cầu tiêu dùng với các sản phẩm bánh kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Tuy nhiên các sản phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn từ các nguyên nhân sau:

– Do sản xuất các loại bánh nướng, bánh dẻo đem lại lợi nhuận rất cao, nên năm nào vào dịp này cũng xuất hiện hàng loạt các cơ sở chế biến, sản xuất. Bên cạnh các cơ sở có đăng ký đầy đủ thủ tục an toàn thực phẩm đảm bảo được quy trình sản xuất an toàn cho các loại bánh; còn có những cơ sở nhỏ, thủ công không đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kinh doanh online với danh nghĩa bánh nhà làm…) đã cố ý hoặc vô ý sử dụng các loại phẩm màu, chất bảo quản độc hại, nguyên liệu không đảm bảo, cơ sở chật hẹp, nhân viên không được kiểm tra sức khỏe, nặn bánh trực tiếp bằng tay chưa rửa sạch, sử dụng các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế… gây độc hại cho người ăn.

– Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu thường có trứng, thịt, hoa quả, xúc xích, lạp xưởng…là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Tuy các loại bánh trung thu không đảm bảo an toàn ăn vào không gây ngộ độc cấp, nhưng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan nội tạng như gan, thận… Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người dân, UBND xã Đồng Tiến khuyến cáo đến người dân các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để mọi người cùng đón một cái Tết Trung thu an lành và đầm ấm:

1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

– Trang thiết bị dụng cụ phải đảm bảo vệ sinh; gửi mẫu kiểm nghiệm định kỳ, người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm phải khám sức khỏe định kỳ đầy đủ.

– Nguyên liệu chế biến thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.

– Sử dụng bao bì thực phẩm phải sạch sẽ, an toàn, ghi nhãn sản phẩm đầy đủ thông tin có ngày sản xuất, hạn sử dụng, số công bố sản phẩm, cách bảo quản sản phẩm thực phẩm.

– Các cơ sở kinh doanh bánh trung thu phải đảm bảo điều kiện vệ sinh nơi bán sản phẩm, cần bảo quản bánh nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để bánh trực tiếp dưới ánh nắng, không để gần hàng hóa có mùi lạ; tuyệt đối không được bán bánh quá hạn sử dụng, bánh mốc; người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải có giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ đầy đủ.

2. Đối với người tiêu dùng

- Nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không ham rẻ mà mua những sản phẩm không có nhãn mác, xuất xứ.

- Nên mua bánh trung thu ở các cơ sở có địa chỉ rõ ràng, nơi bày bán bánh đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, kiểm tra kỹ nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng; không sử dụng bánh đã mốc, hỏng.

- Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, theo đúng quy định ghi trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

- Rửa tay sạch trước khi cắt, trước khi ăn bánh. Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm. Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cứu chữa kịp thời.

Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm trong mùa trung thu, người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng có tính quyết định. Mỗi người dân hãy trở thành Người tiêu dùng thông thái: biết cách chọn mua và sử dụng bánh trung thu, mứt, kẹo, nước giải khát,… đảm bảo an toàn.

                                                             Đồng Tiến, ngày  31 tháng 8 năm 2022 

                                                                                  Ban văn hóa thông tin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

BÀI TRUYỀN THÔNG ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT TRUNG THU

Đăng lúc: 31/08/2022 00:00:00 (GMT+7)

 

BÀI TRUYỀN THÔNG ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
TRONG DỊP TẾT TRUNG THU

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Đón Tết Trung thu là một sự kiện mang ý nghĩa thiêng liêng, đậm nét văn hóa của người Việt Nam. Tết Trung thu – Tết dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi, chính vì vậy, các loại thực phẩm được sử dụng trong ngày Tết Trung thu chủ yếu là bánh, mứt, kẹo, hoa quả, các loại đồ uống như nước ngọt, nước giải khát… 

Tết Trung thu đang đến gần, vì vậy nhu cầu tiêu dùng với các sản phẩm bánh kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Tuy nhiên các sản phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn từ các nguyên nhân sau:

– Do sản xuất các loại bánh nướng, bánh dẻo đem lại lợi nhuận rất cao, nên năm nào vào dịp này cũng xuất hiện hàng loạt các cơ sở chế biến, sản xuất. Bên cạnh các cơ sở có đăng ký đầy đủ thủ tục an toàn thực phẩm đảm bảo được quy trình sản xuất an toàn cho các loại bánh; còn có những cơ sở nhỏ, thủ công không đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kinh doanh online với danh nghĩa bánh nhà làm…) đã cố ý hoặc vô ý sử dụng các loại phẩm màu, chất bảo quản độc hại, nguyên liệu không đảm bảo, cơ sở chật hẹp, nhân viên không được kiểm tra sức khỏe, nặn bánh trực tiếp bằng tay chưa rửa sạch, sử dụng các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế… gây độc hại cho người ăn.

– Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu thường có trứng, thịt, hoa quả, xúc xích, lạp xưởng…là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Tuy các loại bánh trung thu không đảm bảo an toàn ăn vào không gây ngộ độc cấp, nhưng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan nội tạng như gan, thận… Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người dân, UBND xã Đồng Tiến khuyến cáo đến người dân các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để mọi người cùng đón một cái Tết Trung thu an lành và đầm ấm:

1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

– Trang thiết bị dụng cụ phải đảm bảo vệ sinh; gửi mẫu kiểm nghiệm định kỳ, người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm phải khám sức khỏe định kỳ đầy đủ.

– Nguyên liệu chế biến thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.

– Sử dụng bao bì thực phẩm phải sạch sẽ, an toàn, ghi nhãn sản phẩm đầy đủ thông tin có ngày sản xuất, hạn sử dụng, số công bố sản phẩm, cách bảo quản sản phẩm thực phẩm.

– Các cơ sở kinh doanh bánh trung thu phải đảm bảo điều kiện vệ sinh nơi bán sản phẩm, cần bảo quản bánh nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để bánh trực tiếp dưới ánh nắng, không để gần hàng hóa có mùi lạ; tuyệt đối không được bán bánh quá hạn sử dụng, bánh mốc; người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải có giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ đầy đủ.

2. Đối với người tiêu dùng

- Nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không ham rẻ mà mua những sản phẩm không có nhãn mác, xuất xứ.

- Nên mua bánh trung thu ở các cơ sở có địa chỉ rõ ràng, nơi bày bán bánh đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, kiểm tra kỹ nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng; không sử dụng bánh đã mốc, hỏng.

- Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, theo đúng quy định ghi trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

- Rửa tay sạch trước khi cắt, trước khi ăn bánh. Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm. Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cứu chữa kịp thời.

Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm trong mùa trung thu, người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng có tính quyết định. Mỗi người dân hãy trở thành Người tiêu dùng thông thái: biết cách chọn mua và sử dụng bánh trung thu, mứt, kẹo, nước giải khát,… đảm bảo an toàn.

                                                             Đồng Tiến, ngày  31 tháng 8 năm 2022 

                                                                                  Ban văn hóa thông tin