Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
258088

LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG NGÀNH VĂN HÓA THÔNG TIN VIỆT NAM

Ngày 31/08/2020 13:48:03


Ngày 28/8 cách đây 75 năm đã đi vào mốc son lịch sử của dân tộc ta. Đó là ngày Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo ra tuyên cáo trước quốc dân đồng bào cũng như toàn thế giới về việc thành lập Chính phủ nước Việt Nam mới và công bố danh sách nội các thống nhất quốc gia gồm các bộ, ngành để đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử trước dân tộc.

Trong số trên 10 bộ, ngành được thành lập ngày 28/8/1945 có ngành công tác Văn phòng hành chính; ngành Tổ chức Nhà nước và các Bộ: Thông tin - Tuyên truyền, Lao động, Tài chính, Tư pháp. Và, kể từ đó, ngày 28/8 trở thành ngày truyền thống chung được các ngành.
           Đối với Ngành Văn hóa Thông tin, những ngày đầu thành lập chỉ có chức năng làm công tác thông tin tuyên truyền, cổ động nhân dân kháng chiến và kiến quốc, đúng với tên gọi là Bộ Thông tin - Tuyên truyền (28/8/1945) và Bộ Tuyên truyền và Cổ động (01/01/1946). Suốt 75 năm qua, tên gọi cùng với chức năng nhiệm vụ của ngành từ Trung ương đến địa phương đã có hơn mười lần thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Ngày 31 tháng 7 năm 2007 lại đánh dấu một bước ngoặt lớn của Ngành: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực (Nghị quyết số: 01/2007/QH12) trên cơ sở sáp nhập Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao; tiếp nhận phần quản lý nhà nước về gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Đến tháng 8/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính, Viễn thông và tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hóa - Thông tin.
            Có thể nói, văn hóa là nền tảng tinh thần, là sức mạnh trường tồn của cả dân tộc. Ngày nay, chúng ta vinh dự và có trách nhiệm được thừa kế một nền văn hóa rực rỡ, với những di sản vô giá không chỉ với dân tộc mà với cả nhân loại. Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng con người Việt Nam là nhiệm vụ không chỉ trong một thời gian, một thời kỳ mà hằng ngày, hằng giờ, từng thời khắc và mãi mãi. Đất nước đang đổi mới và phát triển, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu toàn diện trên nhiều mặt. Tuy nhiên, có không ít những biểu hiện lệch lạc về văn hóa, có chiều hướng gia tăng nếu không kịp thời ngăn chặn. Phát triển văn hóa, đấu tranh chống lại những lệch lạc đó là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trước hết là của đội ngũ những người làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Ngành cần có những phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cần có những việc làm cụ thể, thiết thực để khơi dậy sức sáng tạo trong đội ngũ những người hoạt động văn hóa nghệ thuật, góp phần làm giàu kho tàng văn hóa dân tộc và thế giới. Cần tôn vinh những yếu tố tích cực, làm thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân, để những nét đẹp văn hóa mãi mãi trường tồn, tỏa sáng.

                                                                                                                                               Đồng Huyền 

LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG NGÀNH VĂN HÓA THÔNG TIN VIỆT NAM

Đăng lúc: 31/08/2020 13:48:03 (GMT+7)


Ngày 28/8 cách đây 75 năm đã đi vào mốc son lịch sử của dân tộc ta. Đó là ngày Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo ra tuyên cáo trước quốc dân đồng bào cũng như toàn thế giới về việc thành lập Chính phủ nước Việt Nam mới và công bố danh sách nội các thống nhất quốc gia gồm các bộ, ngành để đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử trước dân tộc.

Trong số trên 10 bộ, ngành được thành lập ngày 28/8/1945 có ngành công tác Văn phòng hành chính; ngành Tổ chức Nhà nước và các Bộ: Thông tin - Tuyên truyền, Lao động, Tài chính, Tư pháp. Và, kể từ đó, ngày 28/8 trở thành ngày truyền thống chung được các ngành.
           Đối với Ngành Văn hóa Thông tin, những ngày đầu thành lập chỉ có chức năng làm công tác thông tin tuyên truyền, cổ động nhân dân kháng chiến và kiến quốc, đúng với tên gọi là Bộ Thông tin - Tuyên truyền (28/8/1945) và Bộ Tuyên truyền và Cổ động (01/01/1946). Suốt 75 năm qua, tên gọi cùng với chức năng nhiệm vụ của ngành từ Trung ương đến địa phương đã có hơn mười lần thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Ngày 31 tháng 7 năm 2007 lại đánh dấu một bước ngoặt lớn của Ngành: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực (Nghị quyết số: 01/2007/QH12) trên cơ sở sáp nhập Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao; tiếp nhận phần quản lý nhà nước về gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Đến tháng 8/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính, Viễn thông và tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hóa - Thông tin.
            Có thể nói, văn hóa là nền tảng tinh thần, là sức mạnh trường tồn của cả dân tộc. Ngày nay, chúng ta vinh dự và có trách nhiệm được thừa kế một nền văn hóa rực rỡ, với những di sản vô giá không chỉ với dân tộc mà với cả nhân loại. Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng con người Việt Nam là nhiệm vụ không chỉ trong một thời gian, một thời kỳ mà hằng ngày, hằng giờ, từng thời khắc và mãi mãi. Đất nước đang đổi mới và phát triển, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu toàn diện trên nhiều mặt. Tuy nhiên, có không ít những biểu hiện lệch lạc về văn hóa, có chiều hướng gia tăng nếu không kịp thời ngăn chặn. Phát triển văn hóa, đấu tranh chống lại những lệch lạc đó là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trước hết là của đội ngũ những người làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Ngành cần có những phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cần có những việc làm cụ thể, thiết thực để khơi dậy sức sáng tạo trong đội ngũ những người hoạt động văn hóa nghệ thuật, góp phần làm giàu kho tàng văn hóa dân tộc và thế giới. Cần tôn vinh những yếu tố tích cực, làm thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân, để những nét đẹp văn hóa mãi mãi trường tồn, tỏa sáng.

                                                                                                                                               Đồng Huyền