LUẬT CƯ TRÚ VÀ CĂN CƯỚC GẮN CHÍP
Luật Cư trú năm 2020 (gọi tắt là Luật) gồm 7 chương với 38 điều có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
1. Sửa khái niệm về lưu trú
Luật này khái niệm lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày (Khoản 6 Điều 2).
(Hiện hành, theo Điều 31 Luật Cư trú 2006 thì lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú).
2. Thay đổi phương thức quản lý cư trú
Điểm đáng chú ý trong Luật Cư trú năm 2020 là việc quản lý cư trú (thường trú, tạm trú) từ phương thức thủ công bằng sổ giấy sẽ được thay thế phương thức quản lý hiện đại bằng công nghệ thông tin. Cụ thể là quản lý bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên mạng internet. Thông tin về nơi thường trú, tạm trú của mỗi công dân đều là trường thông tin dữ liệu số được cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. Việc đổi mới phương thức quản lý theo hướng này sẽ giúp công dân không cần mang theo các loại giấy tờ có chứa thông tin cá nhân đã thể hiện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng như không phải sao y chứng thực các loại giấy tờ trên khi thực hiện thủ tục hành chính hoặc tham gia giao dịch dân sự mà chỉ cần mang theo thẻ Căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ quan chức năng để thực hiện.
3. Thêm nhiều trường hợp công dân sẽ hạn chế quyền cư trú
Điều 10 Luật Cư trú 2006 chỉ quy định 03 trường hợp công dân bị hạn chế quyền cư trú, gồm: Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; Người bị Toà án áp dụng hình phạt cấm cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế và người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
Luật Cư trú năm 2020 bổ sung nhiều trường hợp công dân bị hạn chế quyền cư trú như: Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng; Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam... (Khoản 2 Điều 4).
4. Quản lý công dân không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú
Luật bổ sung quy định để quản lý đối với trường hợp công dân không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú để bảo đảm quản lý tốt hơn đối với nhóm người này (đây là những người chưa đăng ký thường trú, tạm trú ở đâu như người di cư, sống lang thang, không có giấy tờ tùy thân, không có chỗ ở hợp pháp hoặc có chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng không được chủ hộ đồng ý cho đăng ký thường trú, tạm trú ).
Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi ích chính đáng cho người dân, giúp cơ quan nhà nước nắm được tình hình của những người này và hỗ trợ họ.
5. Điều kiện đăng ký thường trú tại các tỉnh, thành phố là như nhau
Một điểm đáng chú ý khác, Luật Cư trú 2020 đã bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại TP trực thuộc Trung ương. Nói cách khác là không còn quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại Thành phố trực thuộc Trung ương. Việc đăng ký thường trú tại các tỉnh, thành là như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc.
Quy định này nhằm tạo sự bình đẳng trong quản lý cư trú đối với mọi công dân, bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp 2013 và bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cũa công dân đang sinh sống trên địa bàn các TP trực thuộc Trung ương nhưng chưa được đăng ký thường trú mặc dù có chỗ ở hợp pháp.
6. Giảm thời gian giải quyết đăng ký thường trú
Việc thực hiện quản lý dân cư thông qua phương thức mới bằng mã số định danh cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ dẫn đến việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú của công dân. Cụ thể, Luật Cư trú năm 2020 đã bỏ toàn bộ các thủ tục về cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, cấp lại sổ tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú, gia hạn tạm trú; đồng thời bổ sung một số thủ tục như: Tách sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú. Bên cạnh đó, do sử dụng phương thức quản lý hiện đại nên thời gian giải quyết đăng ký thường trú, tạm trú cho công dân cũng đơn giản, rút ngắn cả về thủ tục và thời gian. Hiện nay, thời gian giải quyết đăng ký thường trú là 15 ngày thì theo Luật Cư trú năm 2020 tối đa là 7 ngày.
7. Bổ sung trường hợp bị xóa đăng ký thường trú
Ngoài các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như hiện nay, xuất phát từ thực tiễn và để nâng cao hiệu quả quản lý về cư trú, nắm đúng thực tế số hộ, số người thường trú trên địa bàn, phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hoạch định, thực hiện chính sách an ninh xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người có liên quan, Luật đã bổ sung một số trường hợp xóa đăng ký thường trú: Người vắng mặt tại nơi thường trú trên 12 tháng liên tục mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng.
Người đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam; tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở là do được thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã hết thời hạn thuê, không được mượn, không được ở nhờ nữa.
Người đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, kê biên, tịch thu và người đã bán nhà, tàu, thuyền, phương tiện khác là chỗ ở dùng để đăng ký thường trú bị xóa đăng ký thường trú sau 12 tháng kể từ ngày bán nhà, tàu, thuyền, phương tiện đó trừ trường hợp được chủ sở hữu tài sản mới đồng ý cho tiếp tục đăng ký thường trú.
8. Bổ sung thêm trường hợp loại trừ không cần xóa đăng ký thường trú
Luật bổ sung thêm trường hợp loại trừ không cần xóa đăng ký thường trú đối với người đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng tại Điểm d Khoản 1 Điều 24 để đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho việc tái hòa nhập và công tác quản lý của Nhà nước đối với người đã chấp hành xong bản án, quyết định xử lý hành chính. Trường hợp công dân xuất cảnh ra nước ngoài không phải để định cư cũng không bị xóa đăng ký thường trú theo quy định tại điểm này.
9. Lưu trú dưới 30 ngày không cần đăng ký tạm trú
Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
(Hiện hành khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2006 quy định ng¬ười đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn). Như vậy, quy định mới cho phép người dân đến và sinh sống tại một địa điểm ngoài địa điểm đã đăng ký thường trú dưới 30 ngày thì không cần đăng ký tạm trú.
10. Người dân vẫn tiếp tục được sử dụng hộ khẩu giấy đến hết ngày 31/12/2022
Theo quy định, kể từ ngày 01/7/2021, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Đồng thời, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Có thể khẳng định, Luật Cư trú năm 2020 là để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân liên quan đến quản lý cư trú theo hướng quy định công khai, minh bạch, đơn giản hóa giấy tờ, giảm thời gian, chi phí, xóa bỏ các thủ tục hành chính còn rườm rà, dễ bị lợi dụng để gây phiền hà cho người dân. Đồng thời góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021.
II. QUY ĐỊNH VỀ CĂN CƯỚC GẮN CHÍP
Thẻ CCCD gắn chip hay còn gọi là thẻ căn cước điện tử, là thiết bị nhận diện, xác định danh tính và là chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau
Theo Quyết định 1368/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD được ban hành ngày 03/9/2020 với mục tiêu của dự án là: Xây dựng Cơ sở dữ liệu CCCD thống nhất trên toàn quốc, thực hiện thu nhận và quản lý dữ liệu đăng ký CCCD tự động trên cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin giúp lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước vềCCCD, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự; hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; góp phần phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Vậy có bắt buộc tất cả người dân đều phải chuyển sang sử dụng CCCD có gắn chip hay không?
Trước tiên áp dụng cho các đối tượng:
- Cần cấp mới
- Giấy hết hạn
- Mất, hư hỏng, có thay đổi thông tin
Theo quy định pháp luật, CMND giấy 9 số và 12 số có thời hạn sử dụng 15 năm tính từ ngày cấp. Còn với thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25, 40, 60 tuổi. Nếu CMND, CCCD vẫn còn hạn sử dụng, người dân vẫn có thể tiếp tục sử dụng. Nhưng nhà nước khuyến khích người dân nên đổi sang mẫu thẻ mới này.
Khi CCCD gắn chip được đưa vào sử dụng thì sẽ song song tồn tại các loại giấy tờ tùy thân sau: CMND 9 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chip.
Lợi ích của việc đổi sang CCCD gắn chip là gì?
Tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế , những thay đổi của họ sẽ được tích hợp, đồng bộ
Ví dụ: cá nhân có sở hữu thêm một bất động sản, hay mới kết hôn hoặc thay đổi chỗ ở Tất cả những thông tin trên sẽ được tự động tích hợp vào thẻ CCCD bằng cách bổ sung dữ liệu trên Internet.
Sổ hộ khẩu là một trong những giấy tờ quan trọng phải mang theo khi làm các giấy tờ thủ tục tại các cơ quan hành chính thì nay cũng được thay thế bằng mã số định danh cá nhân tích hợp trong CCCD gắn chip.
Do đó, công dân chỉ cần mang theo CCCD gắn chip mà không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính Đồng thời, cũng không còn tốn kém thời gian, chi phí công chứng, chứng thực giấy tờ như trước đây.
Đổi sang CCCD gắn chip, có cần làm lại các giấy tờ khác?
Theo đại diện Bộ Công an, việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Vì thực tế, số trên CCCD gắn chip với số trên CCCD mã vạch là giống nhau, do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ.
Tương tự, sau khi được cấp CCCD gắn chip, công dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số CCCD trước đây bình thường mà không hề có bất cứ phiền toái nào.
Lỡ bị đánh rơi, làm mất, bị đánh cắp thẻ CCCD có gắn chip thì có bị rò rỉ thông tin cá nhân không?
Theo Bộ Công an, mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo được. Chỉ có chủ sở hữu thẻ mới sử dụng được, nếu có bị trộm cắp cũng không bị ảnh hưởng gì.
Ngoài ra, thẻ CCCD gắn chip điện tử hoàn toàn không có việc định vị, theo dõi công dân. Việc xác thực danh tính có thể thực hiện offline mà không cần đường truyền Internet.
Tóm lại: Hiện nay, Bộ Công an đã tăng cường huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia đẩy nhanh tiến độ cấp thẻ. Cùng với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý CCCD sẽ hoàn thiện dữ liệu quản lý hướng đến việc đơn giản hóa nhiều loại giấy tờ, thủ tục hành chính liên quan trong thời gian tới.
Ý nghĩa và cách ghi nhớ 12 số trên thẻ căn cước công dân
12 số trên thẻ Căn cước công dân (CCCD) là số định danh cá nhân. Có thể bạn sẽ nghĩ đây là những chữ số ngẫu nhiên tuy nhiên chúng là 12 số có quy tắc được quy định trên Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP.
Vì vậy để ghi nhớ chúng thì bạn chỉ cần nắm được ý nghĩa của 12 số trên CCCD là hoàn toàn có thể nhớ chúng mà không tốn quá nhiều thời gian.
Tại Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:
03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.
01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân.
02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân
6 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.
Tin cùng chuyên mục
-
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC THÔNG TIN
16/08/2024 10:09:01 -
Quyết định Về việc ban hành Danh mục thông tin phải được công khai và Danh mục thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện.
15/08/2024 08:10:03 -
Quyết định Về việc ban hành Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của UBND xã Đồng Tiến
13/08/2024 10:05:21 -
LUẬT CƯ TRÚ VÀ CĂN CƯỚC GẮN CHÍP
02/11/2022 00:00:00
LUẬT CƯ TRÚ VÀ CĂN CƯỚC GẮN CHÍP
Luật Cư trú năm 2020 (gọi tắt là Luật) gồm 7 chương với 38 điều có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
1. Sửa khái niệm về lưu trú
Luật này khái niệm lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày (Khoản 6 Điều 2).
(Hiện hành, theo Điều 31 Luật Cư trú 2006 thì lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú).
2. Thay đổi phương thức quản lý cư trú
Điểm đáng chú ý trong Luật Cư trú năm 2020 là việc quản lý cư trú (thường trú, tạm trú) từ phương thức thủ công bằng sổ giấy sẽ được thay thế phương thức quản lý hiện đại bằng công nghệ thông tin. Cụ thể là quản lý bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên mạng internet. Thông tin về nơi thường trú, tạm trú của mỗi công dân đều là trường thông tin dữ liệu số được cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. Việc đổi mới phương thức quản lý theo hướng này sẽ giúp công dân không cần mang theo các loại giấy tờ có chứa thông tin cá nhân đã thể hiện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng như không phải sao y chứng thực các loại giấy tờ trên khi thực hiện thủ tục hành chính hoặc tham gia giao dịch dân sự mà chỉ cần mang theo thẻ Căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ quan chức năng để thực hiện.
3. Thêm nhiều trường hợp công dân sẽ hạn chế quyền cư trú
Điều 10 Luật Cư trú 2006 chỉ quy định 03 trường hợp công dân bị hạn chế quyền cư trú, gồm: Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; Người bị Toà án áp dụng hình phạt cấm cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế và người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
Luật Cư trú năm 2020 bổ sung nhiều trường hợp công dân bị hạn chế quyền cư trú như: Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng; Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam... (Khoản 2 Điều 4).
4. Quản lý công dân không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú
Luật bổ sung quy định để quản lý đối với trường hợp công dân không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú để bảo đảm quản lý tốt hơn đối với nhóm người này (đây là những người chưa đăng ký thường trú, tạm trú ở đâu như người di cư, sống lang thang, không có giấy tờ tùy thân, không có chỗ ở hợp pháp hoặc có chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng không được chủ hộ đồng ý cho đăng ký thường trú, tạm trú ).
Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi ích chính đáng cho người dân, giúp cơ quan nhà nước nắm được tình hình của những người này và hỗ trợ họ.
5. Điều kiện đăng ký thường trú tại các tỉnh, thành phố là như nhau
Một điểm đáng chú ý khác, Luật Cư trú 2020 đã bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại TP trực thuộc Trung ương. Nói cách khác là không còn quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại Thành phố trực thuộc Trung ương. Việc đăng ký thường trú tại các tỉnh, thành là như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc.
Quy định này nhằm tạo sự bình đẳng trong quản lý cư trú đối với mọi công dân, bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp 2013 và bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cũa công dân đang sinh sống trên địa bàn các TP trực thuộc Trung ương nhưng chưa được đăng ký thường trú mặc dù có chỗ ở hợp pháp.
6. Giảm thời gian giải quyết đăng ký thường trú
Việc thực hiện quản lý dân cư thông qua phương thức mới bằng mã số định danh cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ dẫn đến việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú của công dân. Cụ thể, Luật Cư trú năm 2020 đã bỏ toàn bộ các thủ tục về cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, cấp lại sổ tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú, gia hạn tạm trú; đồng thời bổ sung một số thủ tục như: Tách sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú. Bên cạnh đó, do sử dụng phương thức quản lý hiện đại nên thời gian giải quyết đăng ký thường trú, tạm trú cho công dân cũng đơn giản, rút ngắn cả về thủ tục và thời gian. Hiện nay, thời gian giải quyết đăng ký thường trú là 15 ngày thì theo Luật Cư trú năm 2020 tối đa là 7 ngày.
7. Bổ sung trường hợp bị xóa đăng ký thường trú
Ngoài các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như hiện nay, xuất phát từ thực tiễn và để nâng cao hiệu quả quản lý về cư trú, nắm đúng thực tế số hộ, số người thường trú trên địa bàn, phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hoạch định, thực hiện chính sách an ninh xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người có liên quan, Luật đã bổ sung một số trường hợp xóa đăng ký thường trú: Người vắng mặt tại nơi thường trú trên 12 tháng liên tục mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng.
Người đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam; tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở là do được thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã hết thời hạn thuê, không được mượn, không được ở nhờ nữa.
Người đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, kê biên, tịch thu và người đã bán nhà, tàu, thuyền, phương tiện khác là chỗ ở dùng để đăng ký thường trú bị xóa đăng ký thường trú sau 12 tháng kể từ ngày bán nhà, tàu, thuyền, phương tiện đó trừ trường hợp được chủ sở hữu tài sản mới đồng ý cho tiếp tục đăng ký thường trú.
8. Bổ sung thêm trường hợp loại trừ không cần xóa đăng ký thường trú
Luật bổ sung thêm trường hợp loại trừ không cần xóa đăng ký thường trú đối với người đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng tại Điểm d Khoản 1 Điều 24 để đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho việc tái hòa nhập và công tác quản lý của Nhà nước đối với người đã chấp hành xong bản án, quyết định xử lý hành chính. Trường hợp công dân xuất cảnh ra nước ngoài không phải để định cư cũng không bị xóa đăng ký thường trú theo quy định tại điểm này.
9. Lưu trú dưới 30 ngày không cần đăng ký tạm trú
Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
(Hiện hành khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2006 quy định ng¬ười đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn). Như vậy, quy định mới cho phép người dân đến và sinh sống tại một địa điểm ngoài địa điểm đã đăng ký thường trú dưới 30 ngày thì không cần đăng ký tạm trú.
10. Người dân vẫn tiếp tục được sử dụng hộ khẩu giấy đến hết ngày 31/12/2022
Theo quy định, kể từ ngày 01/7/2021, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Đồng thời, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Có thể khẳng định, Luật Cư trú năm 2020 là để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân liên quan đến quản lý cư trú theo hướng quy định công khai, minh bạch, đơn giản hóa giấy tờ, giảm thời gian, chi phí, xóa bỏ các thủ tục hành chính còn rườm rà, dễ bị lợi dụng để gây phiền hà cho người dân. Đồng thời góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021.
II. QUY ĐỊNH VỀ CĂN CƯỚC GẮN CHÍP
Thẻ CCCD gắn chip hay còn gọi là thẻ căn cước điện tử, là thiết bị nhận diện, xác định danh tính và là chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau
Theo Quyết định 1368/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD được ban hành ngày 03/9/2020 với mục tiêu của dự án là: Xây dựng Cơ sở dữ liệu CCCD thống nhất trên toàn quốc, thực hiện thu nhận và quản lý dữ liệu đăng ký CCCD tự động trên cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin giúp lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước vềCCCD, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự; hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; góp phần phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Vậy có bắt buộc tất cả người dân đều phải chuyển sang sử dụng CCCD có gắn chip hay không?
Trước tiên áp dụng cho các đối tượng:
- Cần cấp mới
- Giấy hết hạn
- Mất, hư hỏng, có thay đổi thông tin
Theo quy định pháp luật, CMND giấy 9 số và 12 số có thời hạn sử dụng 15 năm tính từ ngày cấp. Còn với thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25, 40, 60 tuổi. Nếu CMND, CCCD vẫn còn hạn sử dụng, người dân vẫn có thể tiếp tục sử dụng. Nhưng nhà nước khuyến khích người dân nên đổi sang mẫu thẻ mới này.
Khi CCCD gắn chip được đưa vào sử dụng thì sẽ song song tồn tại các loại giấy tờ tùy thân sau: CMND 9 số, CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chip.
Lợi ích của việc đổi sang CCCD gắn chip là gì?
Tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế , những thay đổi của họ sẽ được tích hợp, đồng bộ
Ví dụ: cá nhân có sở hữu thêm một bất động sản, hay mới kết hôn hoặc thay đổi chỗ ở Tất cả những thông tin trên sẽ được tự động tích hợp vào thẻ CCCD bằng cách bổ sung dữ liệu trên Internet.
Sổ hộ khẩu là một trong những giấy tờ quan trọng phải mang theo khi làm các giấy tờ thủ tục tại các cơ quan hành chính thì nay cũng được thay thế bằng mã số định danh cá nhân tích hợp trong CCCD gắn chip.
Do đó, công dân chỉ cần mang theo CCCD gắn chip mà không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính Đồng thời, cũng không còn tốn kém thời gian, chi phí công chứng, chứng thực giấy tờ như trước đây.
Đổi sang CCCD gắn chip, có cần làm lại các giấy tờ khác?
Theo đại diện Bộ Công an, việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Vì thực tế, số trên CCCD gắn chip với số trên CCCD mã vạch là giống nhau, do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ.
Tương tự, sau khi được cấp CCCD gắn chip, công dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số CCCD trước đây bình thường mà không hề có bất cứ phiền toái nào.
Lỡ bị đánh rơi, làm mất, bị đánh cắp thẻ CCCD có gắn chip thì có bị rò rỉ thông tin cá nhân không?
Theo Bộ Công an, mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo được. Chỉ có chủ sở hữu thẻ mới sử dụng được, nếu có bị trộm cắp cũng không bị ảnh hưởng gì.
Ngoài ra, thẻ CCCD gắn chip điện tử hoàn toàn không có việc định vị, theo dõi công dân. Việc xác thực danh tính có thể thực hiện offline mà không cần đường truyền Internet.
Tóm lại: Hiện nay, Bộ Công an đã tăng cường huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia đẩy nhanh tiến độ cấp thẻ. Cùng với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý CCCD sẽ hoàn thiện dữ liệu quản lý hướng đến việc đơn giản hóa nhiều loại giấy tờ, thủ tục hành chính liên quan trong thời gian tới.
Ý nghĩa và cách ghi nhớ 12 số trên thẻ căn cước công dân
12 số trên thẻ Căn cước công dân (CCCD) là số định danh cá nhân. Có thể bạn sẽ nghĩ đây là những chữ số ngẫu nhiên tuy nhiên chúng là 12 số có quy tắc được quy định trên Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP.
Vì vậy để ghi nhớ chúng thì bạn chỉ cần nắm được ý nghĩa của 12 số trên CCCD là hoàn toàn có thể nhớ chúng mà không tốn quá nhiều thời gian.
Tại Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:
03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.
01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân.
02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân
6 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.