Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
258088

Bài tuyên truyền Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22/5

Ngày 22/05/2024 09:10:03

Đa dạng sinh học đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, vùng lãnh thổ và trong đời sống của mỗi cá nhân. Đa dạng sinh học là cơ sở của sự sống và quyết định trong mọi phát triển của loài người trên Trái Đất. Đa dạng sinh học mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Bảo tồn và sử dụng một cách bền vững Đa dạng sinh học là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực, phục vụ chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam.

 

An Giang hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 - An Giang

 

 Việt Nam có vùng Đa dạng sinh học cao trên thế giới. Từ đầu những năm 1960, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách bảo tồn Đa dạng sinh học. Từ đó đến nay, hệ thống các văn bản  pháp luật liên quan được tiếp tục bổ xung và hoàn thiện. Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.

 Việt Nam quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng cả về quy mô, tần suất và mức độ, đã tác động trực tiếp đến Đa dạng sinh học.

 Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và cam kết của Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu, khẳng định việc bảo tồn Đa dạng sinh học không chỉ là nhu cầu mà còn là yêu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển. Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học tại Quyết định 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 thực hiện sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

 Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học diễn ra vào ngày 22/5 hàng năm. Năm 2024, Liên hợp quốc đã lựa chọn chủ đề cho Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học là "Be part of the Plan"-"Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học".

 Đây là thông điệp và là lời kêu gọi các bên liên quan cùng tham gia, đóng góp vào việc thực hiện Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal (GBF), hướng tới ngăn chặn, giảm bớt sự suy giảm đa dạng sinh học trong thập kỳ "Phục hồi hệ sinh thái".

 Thông điệp này cũng nhằm nâng cao nhận thức của các bên liên quan về Khung GBF tại Hội nghị các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (COP16), dự kiến diễn ra từ ngày 21/10 đến 1/11 tại Cali, Colombia. Để hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, phối hợp tổ chức, tăng cường truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và các giá trị của đa dạng sinh học trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia; lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào các chương trình giáo dục, đồng thời thúc đẩy lối sống hài hòa với thiên nhiên. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đóng góp vào thực hiện các mục tiêu của Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal được thông qua tại Hội nghị COP15; phổ biến, hướng dẫn, thực hiện các quy hoạch, chương trình, kế hoạch, chỉ thị trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

 Tăng cường các hoạt động khẩn cấp ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức và buôn bán trái phéo các loài động vật, thực vật hoang dã, bảo vệ và tôn trọng các phong tục, tập quán bền vững của người dân địa phương sống tại các khu vực dễ bị tổn thương như các khu bảo tồn, vườn quốc gia và các khu vực được công nhận Di sản thiên nhiên.

 Đồng thời, ngăn chặn, giảm thiểu sự xuất hiện và tác động của các loài ngoại lai xâm hại đối với đa dạng sinh học thông qua các biện pháp kiểm soát, tăng cường quản lý con đường du nhập hoặc diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại. 

Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp giảm ô nhiễm và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học thông qua các giải pháp như giảm thiểu phát thải, ngăn chặn và giảm rác thải nhựa, quản lý chặt chẽ thuốc trừ sâu và hóa chất dùng trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, quản lý dịch bệnh, thâm canh bền vững...; đồng thời, lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các bộ, ngành, địa phương để đảm bảo sự công bằng, toàn diện và đồng bộ trong quá trình ra quyết định có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học.

 Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu và tăng cường năng lực về điều tra, kiểm kê, quan trắc, giám sát các thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh học. Áp dụng các giải pháp tiên tiến về khoa học công nghệ trong giám sát đa dạng sinh học, phát triển các giải pháp đổi mới nhằm cải thiện việc bảo tồn cũng như sử dụng bền vững đa dạng sinh học. 

 Thúc đẩy và thiết lập mối quan hệ đối tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm vận động sự ủng hộ, hỗ trợ về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Phát hiện, đề xuất và tôn vinh những cá nhân, tập thể, cộng đồng có những mô hình, hoạt động, sáng kiến thiết thực và hiệu quả trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

 Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường là đơn vị đầu mối cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợp hướng dẫn tổ chức thực hiện./.
                                                                                                                                            Đồng Huyền

 

  

Bài tuyên truyền Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22/5

Đăng lúc: 22/05/2024 09:10:03 (GMT+7)

Đa dạng sinh học đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, vùng lãnh thổ và trong đời sống của mỗi cá nhân. Đa dạng sinh học là cơ sở của sự sống và quyết định trong mọi phát triển của loài người trên Trái Đất. Đa dạng sinh học mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Bảo tồn và sử dụng một cách bền vững Đa dạng sinh học là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực, phục vụ chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam.

 

An Giang hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 - An Giang

 

 Việt Nam có vùng Đa dạng sinh học cao trên thế giới. Từ đầu những năm 1960, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách bảo tồn Đa dạng sinh học. Từ đó đến nay, hệ thống các văn bản  pháp luật liên quan được tiếp tục bổ xung và hoàn thiện. Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.

 Việt Nam quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng cả về quy mô, tần suất và mức độ, đã tác động trực tiếp đến Đa dạng sinh học.

 Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và cam kết của Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu, khẳng định việc bảo tồn Đa dạng sinh học không chỉ là nhu cầu mà còn là yêu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển. Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học tại Quyết định 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 thực hiện sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

 Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học diễn ra vào ngày 22/5 hàng năm. Năm 2024, Liên hợp quốc đã lựa chọn chủ đề cho Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học là "Be part of the Plan"-"Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học".

 Đây là thông điệp và là lời kêu gọi các bên liên quan cùng tham gia, đóng góp vào việc thực hiện Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal (GBF), hướng tới ngăn chặn, giảm bớt sự suy giảm đa dạng sinh học trong thập kỳ "Phục hồi hệ sinh thái".

 Thông điệp này cũng nhằm nâng cao nhận thức của các bên liên quan về Khung GBF tại Hội nghị các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (COP16), dự kiến diễn ra từ ngày 21/10 đến 1/11 tại Cali, Colombia. Để hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, phối hợp tổ chức, tăng cường truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và các giá trị của đa dạng sinh học trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia; lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào các chương trình giáo dục, đồng thời thúc đẩy lối sống hài hòa với thiên nhiên. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đóng góp vào thực hiện các mục tiêu của Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal được thông qua tại Hội nghị COP15; phổ biến, hướng dẫn, thực hiện các quy hoạch, chương trình, kế hoạch, chỉ thị trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

 Tăng cường các hoạt động khẩn cấp ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức và buôn bán trái phéo các loài động vật, thực vật hoang dã, bảo vệ và tôn trọng các phong tục, tập quán bền vững của người dân địa phương sống tại các khu vực dễ bị tổn thương như các khu bảo tồn, vườn quốc gia và các khu vực được công nhận Di sản thiên nhiên.

 Đồng thời, ngăn chặn, giảm thiểu sự xuất hiện và tác động của các loài ngoại lai xâm hại đối với đa dạng sinh học thông qua các biện pháp kiểm soát, tăng cường quản lý con đường du nhập hoặc diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại. 

Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp giảm ô nhiễm và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học thông qua các giải pháp như giảm thiểu phát thải, ngăn chặn và giảm rác thải nhựa, quản lý chặt chẽ thuốc trừ sâu và hóa chất dùng trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, quản lý dịch bệnh, thâm canh bền vững...; đồng thời, lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các bộ, ngành, địa phương để đảm bảo sự công bằng, toàn diện và đồng bộ trong quá trình ra quyết định có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học.

 Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu và tăng cường năng lực về điều tra, kiểm kê, quan trắc, giám sát các thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh học. Áp dụng các giải pháp tiên tiến về khoa học công nghệ trong giám sát đa dạng sinh học, phát triển các giải pháp đổi mới nhằm cải thiện việc bảo tồn cũng như sử dụng bền vững đa dạng sinh học. 

 Thúc đẩy và thiết lập mối quan hệ đối tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm vận động sự ủng hộ, hỗ trợ về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Phát hiện, đề xuất và tôn vinh những cá nhân, tập thể, cộng đồng có những mô hình, hoạt động, sáng kiến thiết thực và hiệu quả trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

 Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường là đơn vị đầu mối cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợp hướng dẫn tổ chức thực hiện./.
                                                                                                                                            Đồng Huyền

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)