Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
258088

PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN B

Ngày 30/06/2024 10:05:01

Bệnh VNNB lưu hành trong cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Các ổ dịch phần lớn tập trung ở những vùng trồng lúa. Bệnh VNNB lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi, mùa dịch của bệnh từ tháng 6 -10, chúng ta đang tiến vào trung tâm của mùa dịch VNNB.Ổ chứa mầm bệnh viêm não chủ yếu là lợn và các loài chim ăn hoa quả vải, nhãn...

Loài muỗi truyền bệnh VNNB là muỗi Culex, khi đã mang vi rút viêm não nhật bản thì có khả năng truyền bệnh suốt đời, và truyền lại vi rút cho thế hệ sau qua trứng.

Khi mắc bệnh VNNB có thể để lại di chứng suốt đời, ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế, và gánh nặng xã hội.

1. Đặc điểm của loài muỗi gây bệnh Viên Não Nhật Bản B

Muỗi thường sinh sống ở vùng lúa nước (nên còn gọi là muỗi đồng ruộng), đặc biệt là các khu ruộng mạ, các chân ruộng cạnh khu dân cư.

Ổ ấu trùng (bọ gậy/loăng quăng) của muỗi là ruộng nước, ao hồ đầm nông, các rãnh cấp thoát nước quanh khu dân cư có nước tù đọng hoặc chảy chậm.

Muỗi trưởng thành có thể sống bằng các chất hữu cơ, nhựa cây cỏ tự nhiên, tuy nhiên muỗi cái có thể đốt hút máu động vật máu nóng, đặc biệt ưa thích đốt các loài chim và gia súc. Một muỗi cái có thể đốt hút máu nhiều lần, ở nhiều động vật (nếu chưa no trong một bữa máu) trong một ngày.

Muỗi thường hoạt động vào chiều tối đến đêm (6 giờ chiều đến 9 giờ tối), hoặc buổi sáng sớm muỗi từ cánh đồng bay vào các chuồng trại để hút máu súc vật. Nếu gặp người chúng có thể đốt hút máu và truyền bệnh.

chu vi hoạt động muỗi có thể bay xa tới 1,5 km và được phát hiện trên cây cao cách mặt đất 13-15m. Muỗi Culex có thể sinh sản rất nhanh trong mùa mưa ở điều kiện nhiệt độ thường xuyên cao trên 25 độ C và độ ẩm trên 80%.

Muỗi cái bị nhiễm virut Viêm não Nhật Bản có khả năng truyền bệnh suốt đời, và có thể truyền virut sang thế hệ sau qua trứng. Dịch bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9 và đỉnh cao là vào tháng 6, tháng 7.

2. Những dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh Vieenm não Nhật bản B

Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ để chẩn đoán bệnh.

Giai đoạn khởi phát: khoảng từ 1 đến 6 ngày. Bệnh nhân có sốt đột ngột, thường kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nôn.

Giai đoạn toàn phát: Tiếp tục sốt cao 38°C- 40°C, kéo dài; có biểu hiện của viêm màng não (đau đầu, cứng gáy, nôn và buồn nôn, táo bón); biểu hiện rối loạn ý thức (kích thích vật vã hoặc li bì, u ám, có thể đi vào hôn mê); biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương khu trú (co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, lưỡi, mi mắt hoặc toànthân, liệt cứng); kèm theo rối loạn thần kinh thực vật. Tỷ lệ tử vong từ 0,3% - 60% tuỳ theo việc phát hiện bệnh sớm hay muộn, trình độ kỹ thuật hồi sức cấp cứu chống phù não, suy hô hấp, trụy tim mạch và chống bội nhiễm vi khuẩn.

Giai đoạn hồi phục: Nếu qua khỏi, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. Một số trường hợp nặng có thể để lại di chứng liệt cứng ở chi trên hoặc chi dưới, liệt mặt và/hoặc di chứng rối loạn tinh thần, mất ổn định về tình cảm, thay đổi cá tính, chậm phát triển trí tuệ.

3. Các biện pháp ể chủ động phòng bệnh VNNB.

Bệnh VNNB cho tới nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng vắc xin.

Tiêm vác xin VNNB là biện pháp dự phòng chủ động hiệu quả và khả thi nhất.

Ngoài ra phối hợp các biện pháp phòng chống khác như: kiểm soát muỗi Culex truyền bệnh; kiểm soát động vật mang vi rút gây bệnh; thực hiện vệ sinh môi trường thường xuyên, quy hoạch và cải tạo khu vực dân cư, khu chuồng trại chănnuôi để giảm tác hại của véc tơ và vật chủ truyền bệnh.

Vắc xin VNNB được khuyến khích dùng cho những người sống trong vùng có lưu hành bệnh VNNB, nhất là với trẻ em

Để phòng bệnh VNNB, có cá biện pháp chính phòng chống vectơ truyền bệnh VNNB như:

Có 3 nhóm biện pháp chính :

· Biện pháp chống muỗi đốt cho người và gia súc

· Biện pháp diệt muỗi trưởng thành và ấu trùng muỗi : bằng các tác nhân sinh học, hoá chất, cơ học.

· Biện pháp hạn chế sự pháp triển của quần thể muỗi và tác hại của muỗi và của vật chủ, ổ chứa vi rút : cải tạo môi trường khu dân cư, vệ sinh môi trường, nguồn nước, di rời khu chăn nuôi xa nhà ở...

Chống muỗi đốt bằng những biện pháp sau:

- Nằm màn thường xuyên, có thể sử dụng màn tẩm hoá chất

- Sử dụng tấm rèm che chống muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ nhà ở và chuồng gia súc. Có thể tẩm rèm, mành che bằng permethrin, có tác dụng bảo vệ trong vòng vòng 3 tháng.

- Sử dụng bình xịt hoá chất cá nhân, hương muỗi cho các không gian khép kín nhằm diệt muỗi trưởng thành.

- Duy trì mặc quần áo dài ống, đi tất cho trẻ em nhằm hạn chế muỗi đốt, nhất là vào giờ cao điểm (6-10 giờ đêm).

- Sử dụng kem xua ngoài da hoặc các biện pháp chống muỗi đốt khác cho trẻ em và người chăm sóc, thu hoạch vải, nhãn khi làm việc tại khu vườn cây ăn quả, nhất là vào mùa bệnh VNNB.

Các biện pháp tiêu điệt, hạn chế sự phát triển bọ gậy/loăng quăng muỗi Culex

·         - Nuôi cá để hạn chế bọ gậy, tùy theo từng khu vực mà nuôi các loài cá phù hợp để diệt bọ gậy.

- Hạn chế tối đa các bờ bụi cây hoang dại quanh khu nhà ở có thể làm nơi trú đậu của muỗi.

- Đối với các thủy vực lớn (ao, hồ, đầm, khúc sông...): nên thường xuyên làm sạch rong rêu (vật thể bám và trú ẩn của ấu trùng muỗi), nuôi thả các loại cá ăn nổi, duy trì có mật độ cao đặc biệt vào mùa xuân –hè và mùa hè.

- Đối với các nguồn nước nhỏ hơn: như vũng nước, rãnh thoát nước, bể nước lớn hoặc bể cảnh lớn trong nhà...nếu không lấp bỏ được thì cần làm cạn, làm vệ sinh khơi thông dòng chảy thường xuyên hoặc thả cá có thể ăn bọ gậy.
                                                                                                                          Trạm y tế xã Đồng Tiến

  

PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN B

Đăng lúc: 30/06/2024 10:05:01 (GMT+7)

Bệnh VNNB lưu hành trong cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Các ổ dịch phần lớn tập trung ở những vùng trồng lúa. Bệnh VNNB lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi, mùa dịch của bệnh từ tháng 6 -10, chúng ta đang tiến vào trung tâm của mùa dịch VNNB.Ổ chứa mầm bệnh viêm não chủ yếu là lợn và các loài chim ăn hoa quả vải, nhãn...

Loài muỗi truyền bệnh VNNB là muỗi Culex, khi đã mang vi rút viêm não nhật bản thì có khả năng truyền bệnh suốt đời, và truyền lại vi rút cho thế hệ sau qua trứng.

Khi mắc bệnh VNNB có thể để lại di chứng suốt đời, ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế, và gánh nặng xã hội.

1. Đặc điểm của loài muỗi gây bệnh Viên Não Nhật Bản B

Muỗi thường sinh sống ở vùng lúa nước (nên còn gọi là muỗi đồng ruộng), đặc biệt là các khu ruộng mạ, các chân ruộng cạnh khu dân cư.

Ổ ấu trùng (bọ gậy/loăng quăng) của muỗi là ruộng nước, ao hồ đầm nông, các rãnh cấp thoát nước quanh khu dân cư có nước tù đọng hoặc chảy chậm.

Muỗi trưởng thành có thể sống bằng các chất hữu cơ, nhựa cây cỏ tự nhiên, tuy nhiên muỗi cái có thể đốt hút máu động vật máu nóng, đặc biệt ưa thích đốt các loài chim và gia súc. Một muỗi cái có thể đốt hút máu nhiều lần, ở nhiều động vật (nếu chưa no trong một bữa máu) trong một ngày.

Muỗi thường hoạt động vào chiều tối đến đêm (6 giờ chiều đến 9 giờ tối), hoặc buổi sáng sớm muỗi từ cánh đồng bay vào các chuồng trại để hút máu súc vật. Nếu gặp người chúng có thể đốt hút máu và truyền bệnh.

chu vi hoạt động muỗi có thể bay xa tới 1,5 km và được phát hiện trên cây cao cách mặt đất 13-15m. Muỗi Culex có thể sinh sản rất nhanh trong mùa mưa ở điều kiện nhiệt độ thường xuyên cao trên 25 độ C và độ ẩm trên 80%.

Muỗi cái bị nhiễm virut Viêm não Nhật Bản có khả năng truyền bệnh suốt đời, và có thể truyền virut sang thế hệ sau qua trứng. Dịch bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9 và đỉnh cao là vào tháng 6, tháng 7.

2. Những dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh Vieenm não Nhật bản B

Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ để chẩn đoán bệnh.

Giai đoạn khởi phát: khoảng từ 1 đến 6 ngày. Bệnh nhân có sốt đột ngột, thường kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nôn.

Giai đoạn toàn phát: Tiếp tục sốt cao 38°C- 40°C, kéo dài; có biểu hiện của viêm màng não (đau đầu, cứng gáy, nôn và buồn nôn, táo bón); biểu hiện rối loạn ý thức (kích thích vật vã hoặc li bì, u ám, có thể đi vào hôn mê); biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương khu trú (co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, lưỡi, mi mắt hoặc toànthân, liệt cứng); kèm theo rối loạn thần kinh thực vật. Tỷ lệ tử vong từ 0,3% - 60% tuỳ theo việc phát hiện bệnh sớm hay muộn, trình độ kỹ thuật hồi sức cấp cứu chống phù não, suy hô hấp, trụy tim mạch và chống bội nhiễm vi khuẩn.

Giai đoạn hồi phục: Nếu qua khỏi, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. Một số trường hợp nặng có thể để lại di chứng liệt cứng ở chi trên hoặc chi dưới, liệt mặt và/hoặc di chứng rối loạn tinh thần, mất ổn định về tình cảm, thay đổi cá tính, chậm phát triển trí tuệ.

3. Các biện pháp ể chủ động phòng bệnh VNNB.

Bệnh VNNB cho tới nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng vắc xin.

Tiêm vác xin VNNB là biện pháp dự phòng chủ động hiệu quả và khả thi nhất.

Ngoài ra phối hợp các biện pháp phòng chống khác như: kiểm soát muỗi Culex truyền bệnh; kiểm soát động vật mang vi rút gây bệnh; thực hiện vệ sinh môi trường thường xuyên, quy hoạch và cải tạo khu vực dân cư, khu chuồng trại chănnuôi để giảm tác hại của véc tơ và vật chủ truyền bệnh.

Vắc xin VNNB được khuyến khích dùng cho những người sống trong vùng có lưu hành bệnh VNNB, nhất là với trẻ em

Để phòng bệnh VNNB, có cá biện pháp chính phòng chống vectơ truyền bệnh VNNB như:

Có 3 nhóm biện pháp chính :

· Biện pháp chống muỗi đốt cho người và gia súc

· Biện pháp diệt muỗi trưởng thành và ấu trùng muỗi : bằng các tác nhân sinh học, hoá chất, cơ học.

· Biện pháp hạn chế sự pháp triển của quần thể muỗi và tác hại của muỗi và của vật chủ, ổ chứa vi rút : cải tạo môi trường khu dân cư, vệ sinh môi trường, nguồn nước, di rời khu chăn nuôi xa nhà ở...

Chống muỗi đốt bằng những biện pháp sau:

- Nằm màn thường xuyên, có thể sử dụng màn tẩm hoá chất

- Sử dụng tấm rèm che chống muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ nhà ở và chuồng gia súc. Có thể tẩm rèm, mành che bằng permethrin, có tác dụng bảo vệ trong vòng vòng 3 tháng.

- Sử dụng bình xịt hoá chất cá nhân, hương muỗi cho các không gian khép kín nhằm diệt muỗi trưởng thành.

- Duy trì mặc quần áo dài ống, đi tất cho trẻ em nhằm hạn chế muỗi đốt, nhất là vào giờ cao điểm (6-10 giờ đêm).

- Sử dụng kem xua ngoài da hoặc các biện pháp chống muỗi đốt khác cho trẻ em và người chăm sóc, thu hoạch vải, nhãn khi làm việc tại khu vườn cây ăn quả, nhất là vào mùa bệnh VNNB.

Các biện pháp tiêu điệt, hạn chế sự phát triển bọ gậy/loăng quăng muỗi Culex

·         - Nuôi cá để hạn chế bọ gậy, tùy theo từng khu vực mà nuôi các loài cá phù hợp để diệt bọ gậy.

- Hạn chế tối đa các bờ bụi cây hoang dại quanh khu nhà ở có thể làm nơi trú đậu của muỗi.

- Đối với các thủy vực lớn (ao, hồ, đầm, khúc sông...): nên thường xuyên làm sạch rong rêu (vật thể bám và trú ẩn của ấu trùng muỗi), nuôi thả các loại cá ăn nổi, duy trì có mật độ cao đặc biệt vào mùa xuân –hè và mùa hè.

- Đối với các nguồn nước nhỏ hơn: như vũng nước, rãnh thoát nước, bể nước lớn hoặc bể cảnh lớn trong nhà...nếu không lấp bỏ được thì cần làm cạn, làm vệ sinh khơi thông dòng chảy thường xuyên hoặc thả cá có thể ăn bọ gậy.
                                                                                                                          Trạm y tế xã Đồng Tiến

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)