Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
258088

Hết hạn sử dụng thực phẩm có đáng lo?

Ngày 13/06/2022 16:35:31

Thuật ngữ "Ngày hết hạn" dùng để chỉ ngày cuối cùng mà loại thực phẩm đó an toàn cho việc tiêu thụ. Thực tế bạn nên ăn nó trước “ngày hết hạn” này là tốt nhất.

1. Một số thuật ngữ về hạn sử dụng của sản phẩm

Một số thuật ngữ tương đối phổ biến là:

"Bán trong ngày”: đây là thuật ngữ giúp cho những người bán hàng biết sản phẩm này nên được bán trong thời gian bao lâu. Đây về cơ bản là một hướng dẫn cho các nhà bán lẻ, giúp cho các cửa hàng biết khi nào họ nên thu hàng về. Đây không phải là một sự bắt buộc đối với các cửa hàng.

             Lời khuyên là bạn hãy chọn loại nào tươi nhất. Vấn đề quan trọng hơn là chất lượng của mặt hàng (độ tươi, hương vị và tính nhất quán) chứ không phụ thuộc vào thực phẩm đó sắp bị cửa hàng thu lại.

"Bán trong ngày" tức là ngày cuối cùng mặt hàng này có chất lượng cao nhất, nhưng nó sẽ vẫn có thể ăn được một thời gian sau đó.

"Tốt nhất nếu được sử dụng trước ngày...": cụm từ này đề cập một cách tương đối nghiêm khắc về chất lượng của sản phẩm, chứ không phải độ an toàn của sản phẩm. Ngày này tức là ngày thực phẩm đó cho hương vị hoặc chất lượng tốt nhất. Nó không phải là ngày bạn nên mua sản phẩm hoặc ngày không an toàn.

“Sản xuất ngày” Đây là ngày công ty sản xuất đã sản xuất ra sản phẩm này. Một ví dụ như bia (loại đồ uống yêu thích của phái mạnh) có thể biến đổi chất sau ba tháng. Ánh sáng có thể kích hoạt lại vi sinh vật trong bia. Đó là lý do tại sao bạn nên đặc biệt cẩn thận với bia trong chai trong suốt. Chai bia có màu nâu hoặc xanh lá cây thì sẽ giúp khắc phục hiện tượng nói trên.

"Đảm bảo tươi": Cụm từ này thường được dùng cho các mặt hàng bánh. Chúng vẫn có thể ăn được sau ngày đảm bảo tươi ngon đó, nhưng sẽ không ở độ tươi cao nhất.

"Sử dụng trước ngày": Đây là ngày cuối cùng được khuyến nghị cho việc sử dụng sản phẩm mà chất lượng của sản phẩm này là cao nhất. Ngày này là ngày được đưa ra từ phía nhà sản xuất sản phẩm.

“Ngày đóng gói": Bạn sẽ tìm thấy ngày đóng gói trên các sản phẩm đóng hộp hoặc đóng gói. Trong thực tế, ngày này có thể là trong mã sản phẩm. Nó có thể được viết dưới dạng tháng-ngày-năm-MM-DD-YY. Hoặc nhà sản xuất có thể ghi theo sang lịch Julian: Tháng 1 sau đó sẽ là 001-0031 và 334-365 tháng 12. Nó thậm chí còn có thể được ghi kỳ lạ hơn thế.

2. Thực phẩm có thể dự trữ được trong bao lâu?

Có một số nguyên tắc cơ bản như sau:

Sữa: thường có thể sử dụng ổn cho đến một tuần sau ngày được ghi "Bán trước" trên nhãn hàng.

Trứng: có thể sử dụng tốt trong 3-5 tuần sau khi bạn mang chúng về nhà (giả sử bạn đã mua chúng trước ngày "bán trước" ghi trên sản phẩm). Chất lượng sẽ giảm xuống 1 nửa sau một tuần nhưng vẫn hoàn toàn có thể ăn được.

+ Gia cầm và hải sản: nấu hoặc trữ đông lạnh trong vòng một hoặc hai ngày.

Thịt bò và thịt heo: nấu hoặc trữ đông lạnh trong vòng ba đến năm ngày.

+ Đồ đóng hộp: thực phẩm có tính axit cao như nước sốt cà chua có thể giữ được 18 tháng trở lên.

Thịt bò có thể bảo quản trong vòng 3 - 5 ngày

Thực phẩm có hàm lượng axit thấp như đậu xanh đóng hộp có thể không có rủi ro trong tối đa năm năm.

Lời khuyên: Bạn không nên đặt những đồ đóng hộp hoặc thực phẩm này ở nơi có nhiệt độ cao như nhà để xe, nên giữ thực phẩm đóng hộp và đồ khô ở 100C đến 210C ở một nơi khô thoáng, không có ánh nắng chiếu vào.

Độ ẩm có thể là một yếu tố khiến thực phẩm giảm chất lượng nhanh hơn. Hương vị, mùi thơm của thực phẩm có thể thay đổi nhanh chóng nếu không có điều hòa không khí, hay ở điều kiện bình thường như trong nhà hoặc nhà kho. Rõ ràng, thực phẩm đóng lon có sự xâm nhập của vi khuẩn nên được bỏ đi, kể cả trước ngày hết hạn!

3. Mẹo bảo quản thực phẩm an toàn

- Vì ngày ghi trên sản phẩm thực chất không cung cấp cho bạn một hướng dẫn thực sự về sự an toàn sản phẩm, nên đây là một số mẹo khác có thể tham khảo áp dụng:

- Mua sản phẩm trước khi hết hạn.

- Nếu thực phẩm là đồ dễ hỏng, hãy mang thực phẩm về nhà ngay sau khi mua và bỏ vào tủ lạnh kịp thời. Hãy giữ chúng ở ngăn đông nếu bạn không thể sử dụng nó trong thời gian được ghi như trên bao bì.

- Một khi sản phẩm dễ hỏng được trữ đông lạnh, sẽ không có vấn đề gì nếu sử dụng sau ngày hết hạn vì thực phẩm được giữ đông lạnh liên tục là an toàn vô thời hạn.

- Thực hiện theo các khuyến nghị được ghi trên sản phẩm.

4. Kéo dài ngày sử dụng bằng việc bảo quản thích hợp

Để thức ăn trở nên quá nóng. "Vùng nguy hiểm nhiệt độ" đối với thực phẩm trong khoảng từ 50C đến 600C.Thực phẩm cần bảo quản bằng nhiệt độ lạnh nên được giữ dưới 50C. Thực phẩm đặt trên xe ô tô, trên bàn bếp không nên được để bên ngoài quá 4 tiếng.

Tuy nhiên, hầu hết các tủ lạnh thường không được giữ ở nhiệt độ dưới 50C, Sữa nên được giữ ở 30C, Cá ở 00C.

Người tiêu dùng nên viết nguệch ngoạc ngày họ mua hàng lên bao bì sản phẩm, ngay cả trên các mặt hàng đóng hộp.

Tuy nhiên việc thận trọng quá lại dẫn tới lãng phí. Do vậy bạn nên sử dụng giác quan của bạn để quyết định xem một mặt hàng có còn đủ tươi để sử dụng hay không. Và hãy để ý xem bao bì còn nguyên vẹn không hay đã bị xuyên thủng. Thời gian bảo quản của mặt hàng sẽ lâu hơn nếu như nó còn được đóng gói nguyên vẹn.

                                                                                   Tống Đức Sơn (BCĐ ATTP tỉnh Thanh Hóa)

  

Hết hạn sử dụng thực phẩm có đáng lo?

Đăng lúc: 13/06/2022 16:35:31 (GMT+7)

Thuật ngữ "Ngày hết hạn" dùng để chỉ ngày cuối cùng mà loại thực phẩm đó an toàn cho việc tiêu thụ. Thực tế bạn nên ăn nó trước “ngày hết hạn” này là tốt nhất.

1. Một số thuật ngữ về hạn sử dụng của sản phẩm

Một số thuật ngữ tương đối phổ biến là:

"Bán trong ngày”: đây là thuật ngữ giúp cho những người bán hàng biết sản phẩm này nên được bán trong thời gian bao lâu. Đây về cơ bản là một hướng dẫn cho các nhà bán lẻ, giúp cho các cửa hàng biết khi nào họ nên thu hàng về. Đây không phải là một sự bắt buộc đối với các cửa hàng.

             Lời khuyên là bạn hãy chọn loại nào tươi nhất. Vấn đề quan trọng hơn là chất lượng của mặt hàng (độ tươi, hương vị và tính nhất quán) chứ không phụ thuộc vào thực phẩm đó sắp bị cửa hàng thu lại.

"Bán trong ngày" tức là ngày cuối cùng mặt hàng này có chất lượng cao nhất, nhưng nó sẽ vẫn có thể ăn được một thời gian sau đó.

"Tốt nhất nếu được sử dụng trước ngày...": cụm từ này đề cập một cách tương đối nghiêm khắc về chất lượng của sản phẩm, chứ không phải độ an toàn của sản phẩm. Ngày này tức là ngày thực phẩm đó cho hương vị hoặc chất lượng tốt nhất. Nó không phải là ngày bạn nên mua sản phẩm hoặc ngày không an toàn.

“Sản xuất ngày” Đây là ngày công ty sản xuất đã sản xuất ra sản phẩm này. Một ví dụ như bia (loại đồ uống yêu thích của phái mạnh) có thể biến đổi chất sau ba tháng. Ánh sáng có thể kích hoạt lại vi sinh vật trong bia. Đó là lý do tại sao bạn nên đặc biệt cẩn thận với bia trong chai trong suốt. Chai bia có màu nâu hoặc xanh lá cây thì sẽ giúp khắc phục hiện tượng nói trên.

"Đảm bảo tươi": Cụm từ này thường được dùng cho các mặt hàng bánh. Chúng vẫn có thể ăn được sau ngày đảm bảo tươi ngon đó, nhưng sẽ không ở độ tươi cao nhất.

"Sử dụng trước ngày": Đây là ngày cuối cùng được khuyến nghị cho việc sử dụng sản phẩm mà chất lượng của sản phẩm này là cao nhất. Ngày này là ngày được đưa ra từ phía nhà sản xuất sản phẩm.

“Ngày đóng gói": Bạn sẽ tìm thấy ngày đóng gói trên các sản phẩm đóng hộp hoặc đóng gói. Trong thực tế, ngày này có thể là trong mã sản phẩm. Nó có thể được viết dưới dạng tháng-ngày-năm-MM-DD-YY. Hoặc nhà sản xuất có thể ghi theo sang lịch Julian: Tháng 1 sau đó sẽ là 001-0031 và 334-365 tháng 12. Nó thậm chí còn có thể được ghi kỳ lạ hơn thế.

2. Thực phẩm có thể dự trữ được trong bao lâu?

Có một số nguyên tắc cơ bản như sau:

Sữa: thường có thể sử dụng ổn cho đến một tuần sau ngày được ghi "Bán trước" trên nhãn hàng.

Trứng: có thể sử dụng tốt trong 3-5 tuần sau khi bạn mang chúng về nhà (giả sử bạn đã mua chúng trước ngày "bán trước" ghi trên sản phẩm). Chất lượng sẽ giảm xuống 1 nửa sau một tuần nhưng vẫn hoàn toàn có thể ăn được.

+ Gia cầm và hải sản: nấu hoặc trữ đông lạnh trong vòng một hoặc hai ngày.

Thịt bò và thịt heo: nấu hoặc trữ đông lạnh trong vòng ba đến năm ngày.

+ Đồ đóng hộp: thực phẩm có tính axit cao như nước sốt cà chua có thể giữ được 18 tháng trở lên.

Thịt bò có thể bảo quản trong vòng 3 - 5 ngày

Thực phẩm có hàm lượng axit thấp như đậu xanh đóng hộp có thể không có rủi ro trong tối đa năm năm.

Lời khuyên: Bạn không nên đặt những đồ đóng hộp hoặc thực phẩm này ở nơi có nhiệt độ cao như nhà để xe, nên giữ thực phẩm đóng hộp và đồ khô ở 100C đến 210C ở một nơi khô thoáng, không có ánh nắng chiếu vào.

Độ ẩm có thể là một yếu tố khiến thực phẩm giảm chất lượng nhanh hơn. Hương vị, mùi thơm của thực phẩm có thể thay đổi nhanh chóng nếu không có điều hòa không khí, hay ở điều kiện bình thường như trong nhà hoặc nhà kho. Rõ ràng, thực phẩm đóng lon có sự xâm nhập của vi khuẩn nên được bỏ đi, kể cả trước ngày hết hạn!

3. Mẹo bảo quản thực phẩm an toàn

- Vì ngày ghi trên sản phẩm thực chất không cung cấp cho bạn một hướng dẫn thực sự về sự an toàn sản phẩm, nên đây là một số mẹo khác có thể tham khảo áp dụng:

- Mua sản phẩm trước khi hết hạn.

- Nếu thực phẩm là đồ dễ hỏng, hãy mang thực phẩm về nhà ngay sau khi mua và bỏ vào tủ lạnh kịp thời. Hãy giữ chúng ở ngăn đông nếu bạn không thể sử dụng nó trong thời gian được ghi như trên bao bì.

- Một khi sản phẩm dễ hỏng được trữ đông lạnh, sẽ không có vấn đề gì nếu sử dụng sau ngày hết hạn vì thực phẩm được giữ đông lạnh liên tục là an toàn vô thời hạn.

- Thực hiện theo các khuyến nghị được ghi trên sản phẩm.

4. Kéo dài ngày sử dụng bằng việc bảo quản thích hợp

Để thức ăn trở nên quá nóng. "Vùng nguy hiểm nhiệt độ" đối với thực phẩm trong khoảng từ 50C đến 600C.Thực phẩm cần bảo quản bằng nhiệt độ lạnh nên được giữ dưới 50C. Thực phẩm đặt trên xe ô tô, trên bàn bếp không nên được để bên ngoài quá 4 tiếng.

Tuy nhiên, hầu hết các tủ lạnh thường không được giữ ở nhiệt độ dưới 50C, Sữa nên được giữ ở 30C, Cá ở 00C.

Người tiêu dùng nên viết nguệch ngoạc ngày họ mua hàng lên bao bì sản phẩm, ngay cả trên các mặt hàng đóng hộp.

Tuy nhiên việc thận trọng quá lại dẫn tới lãng phí. Do vậy bạn nên sử dụng giác quan của bạn để quyết định xem một mặt hàng có còn đủ tươi để sử dụng hay không. Và hãy để ý xem bao bì còn nguyên vẹn không hay đã bị xuyên thủng. Thời gian bảo quản của mặt hàng sẽ lâu hơn nếu như nó còn được đóng gói nguyên vẹn.

                                                                                   Tống Đức Sơn (BCĐ ATTP tỉnh Thanh Hóa)