Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
258088

BÀI TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ ĐÊ ĐIỀU LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TOÀN DÂN, CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Ngày 14/03/2024 00:00:00

                                                     BÀI TUYÊN TRUYỀN                                                                                      
BẢO VỆ ĐÊ ĐIỀU LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TOÀN DÂN, CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

 

Kính thưa cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã, Hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bão lụt, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân cũng như những thành quả phát triển kinh tế xã hội đạt được, đồng thời là những tuyến đường giao thông quan trọng kết nối giao thương giữa các vùng miền. Phát triển và đảm bảo an toàn hệ thống đê điều là điều kiện giúp phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững.

Những năm qua, tác động của biến đổi khí hậu kéo theo những hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, mưa lớn, lũ, úng ngập, sạt lở bờ sông làm ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Do đó, đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp các công trình đê điều, thủy lợi và nâng cao ý thức bảo vệ hành lang đê điều cả nhân dân là một trong những giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất những tác động xấu của biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai, góp phần giảm nghèo bền vững.

Vì vậy, Luật Đê điều năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2008, năm 2018 và năm 2020 quy định bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Theo Điều 7 Luật Đê điều số 79 năm 2006 ngày 29 tháng 11 năm 2006 Quy định về Các hành vi sau bị nghiêm cấm:

1. Phá hoại đê điều.

2. Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật này quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.

3. Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.

4. Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.

5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi lòng sông không gồm bãi nổi hoặc cù lao, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.( Khoản này được sửa đổi bổ sung tại Điều 2, Luật số 60 năm 2020 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều)

6. Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.

7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ vật tư dự trữ phòng, ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều)

8. Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.

9. Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.

10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều, các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ nhưng không có biện pháp xử lý, khắc phục. (Khoản này được sửa đổi bổ sung tại Điều 2, Luật số 60 năm 2020 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều)

11. Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.

Theo Điều 45 Luật Đê điều: Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động về đê điều được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Theo Điều 46 Luật Đê điều quy định người nào vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; Tổ chức vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật./.    

                                                          Ban Văn hóa thông tin xã Đồng Tiến               

 

 

  

BÀI TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ ĐÊ ĐIỀU LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TOÀN DÂN, CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Đăng lúc: 14/03/2024 00:00:00 (GMT+7)

                                                     BÀI TUYÊN TRUYỀN                                                                                      
BẢO VỆ ĐÊ ĐIỀU LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TOÀN DÂN, CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

 

Kính thưa cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã, Hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bão lụt, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân cũng như những thành quả phát triển kinh tế xã hội đạt được, đồng thời là những tuyến đường giao thông quan trọng kết nối giao thương giữa các vùng miền. Phát triển và đảm bảo an toàn hệ thống đê điều là điều kiện giúp phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững.

Những năm qua, tác động của biến đổi khí hậu kéo theo những hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, mưa lớn, lũ, úng ngập, sạt lở bờ sông làm ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Do đó, đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp các công trình đê điều, thủy lợi và nâng cao ý thức bảo vệ hành lang đê điều cả nhân dân là một trong những giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất những tác động xấu của biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai, góp phần giảm nghèo bền vững.

Vì vậy, Luật Đê điều năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2008, năm 2018 và năm 2020 quy định bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Theo Điều 7 Luật Đê điều số 79 năm 2006 ngày 29 tháng 11 năm 2006 Quy định về Các hành vi sau bị nghiêm cấm:

1. Phá hoại đê điều.

2. Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật này quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.

3. Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.

4. Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.

5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi lòng sông không gồm bãi nổi hoặc cù lao, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.( Khoản này được sửa đổi bổ sung tại Điều 2, Luật số 60 năm 2020 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều)

6. Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.

7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ vật tư dự trữ phòng, ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều)

8. Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.

9. Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.

10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều, các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ nhưng không có biện pháp xử lý, khắc phục. (Khoản này được sửa đổi bổ sung tại Điều 2, Luật số 60 năm 2020 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều)

11. Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.

Theo Điều 45 Luật Đê điều: Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động về đê điều được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Theo Điều 46 Luật Đê điều quy định người nào vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; Tổ chức vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật./.    

                                                          Ban Văn hóa thông tin xã Đồng Tiến               

 

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)