Thanh Hóa cần thúc đẩy chuyển đổi số và chuyển đổi xanh
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 504/TB-VPCP ngày 5/12/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã đoàn kết, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đến nay tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2023 đạt 9,69% (đứng thứ 5 cả nước).
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, thể thao thành tích cao có nhiều tiến bộ vượt bậc, đời sống của Nhân dân được nâng lên; chỉ số cải cách hành chính có bước nhảy vọt so với các năm trước. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ người lao động, hỗ trợ đồng bào sinh sống trên sông làm nhà trên bờ để ổn định cuộc sống; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 1,5%/năm.
Tuy nhiên, Thanh Hóa vẫn còn những khó khăn, tồn tại cần khắc phục như: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và thu hút đầu tư. Cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu và chưa đồng bộ. Chất lượng giáo dục khu vực miền núi còn thấp; vẫn còn tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. An ninh trên tuyến biên giới và một số địa bàn trọng điểm còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định.
Tập trung 3 khâu đột phá về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực cho phát triển
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong nửa cuối nhiệm kỳ, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết "Đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong hệ thống chính trị, đoàn kết toàn dân, đoàn kết giữa các thế hệ với nhau" để Thanh Hóa sớm đạt được mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, toàn diện và "không ai bị bỏ lại phía sau", Thủ tướng lưu ý tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số trọng tâm.
Theo đó, tỉnh tiếp tục quán triệt, nghiêm túc thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội "Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa" và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Điều này phát huy tối đa truyền thống hào hùng của Thanh Hóa, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Thanh Hóa gắn với huy động sức mạnh của toàn dân cho phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.
Thanh Hóa thực hiện tốt "3 thông", gồm cơ chế, chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý, sắp xếp, điều hành thông minh; tập trung 3 khâu đột phá về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực cho phát triển; thực hiện phân cấp, phân quyền và đẩy mạnh cải cách hành chính. Tỉnh quan tâm nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ, không trông chờ, ỷ lại "Không lạc quan khi tình hình thuận lợi, đừng bi quan khi tình hình khó khăn, thách thức"; phải luôn ghi nhớ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa: "Tỉnh Thanh Hóa theo tôi mong muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt".
Huy động các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hạ tầng số
Thanh Hóa cần thúc đẩy chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, huy động các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hạ tầng số; đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch; giải quyết kịp thời các kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Cơ quan chức năng của tỉnh rà soát, kiên quyết cắt giảm, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính, nhất là thủ tục về đất đai, đầu tư, xây dựng, quy hoạch, môi trường; triển khai các giải pháp quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Thanh Hóa phát triển hài hòa hiệu quả giữa kinh tế, văn hóa trong đó bảo đảm an sinh xã hội, tập trung xây dựng, quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xanh, tiếp tục phát triển công nghiệp theo chiều sâu; chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Thủ tưởng chỉ đạo đẩy mạnh quảng bá du lịch Thanh Hóa; ưu tiên đầu tư phát triển y tế, giáo dục và đào tạo, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia.Tỉnh tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động; quan tâm chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội với người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn. Thanh Hóa cần coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ gắn với tinh giảm biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngang tầm nhiệm vụ. Tỉnh cần tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là trong công tác triển khai, thực hiện các dự án kinh tế trọng điểm; bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Nguồn: TTTĐ - Văn phòng Chính phủ
Tin cùng chuyên mục
-
Thông cáo báo chí về lộ trình dừng công nghệ di động 2G
18/07/2024 18:07:09 -
Vai trò và lợi ích của chữ ký số cá nhân.
24/06/2024 09:05:05 -
Tài liệu hướng dẫn công dân đăng nhập hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Thanh Hoá bằng tài khoản định danh điện tử VNEID
16/06/2024 18:44:01 -
Yêu cầu của Chuyển đổi số cấp xã
16/06/2024 08:30:07
Thanh Hóa cần thúc đẩy chuyển đổi số và chuyển đổi xanh
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 504/TB-VPCP ngày 5/12/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã đoàn kết, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đến nay tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2023 đạt 9,69% (đứng thứ 5 cả nước).
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, thể thao thành tích cao có nhiều tiến bộ vượt bậc, đời sống của Nhân dân được nâng lên; chỉ số cải cách hành chính có bước nhảy vọt so với các năm trước. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ người lao động, hỗ trợ đồng bào sinh sống trên sông làm nhà trên bờ để ổn định cuộc sống; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 1,5%/năm.
Tuy nhiên, Thanh Hóa vẫn còn những khó khăn, tồn tại cần khắc phục như: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và thu hút đầu tư. Cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu và chưa đồng bộ. Chất lượng giáo dục khu vực miền núi còn thấp; vẫn còn tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. An ninh trên tuyến biên giới và một số địa bàn trọng điểm còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định.
Tập trung 3 khâu đột phá về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực cho phát triển
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong nửa cuối nhiệm kỳ, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết "Đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong hệ thống chính trị, đoàn kết toàn dân, đoàn kết giữa các thế hệ với nhau" để Thanh Hóa sớm đạt được mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, toàn diện và "không ai bị bỏ lại phía sau", Thủ tướng lưu ý tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số trọng tâm.
Theo đó, tỉnh tiếp tục quán triệt, nghiêm túc thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội "Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa" và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Điều này phát huy tối đa truyền thống hào hùng của Thanh Hóa, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Thanh Hóa gắn với huy động sức mạnh của toàn dân cho phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.
Thanh Hóa thực hiện tốt "3 thông", gồm cơ chế, chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý, sắp xếp, điều hành thông minh; tập trung 3 khâu đột phá về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực cho phát triển; thực hiện phân cấp, phân quyền và đẩy mạnh cải cách hành chính. Tỉnh quan tâm nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ, không trông chờ, ỷ lại "Không lạc quan khi tình hình thuận lợi, đừng bi quan khi tình hình khó khăn, thách thức"; phải luôn ghi nhớ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa: "Tỉnh Thanh Hóa theo tôi mong muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt".
Huy động các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hạ tầng số
Thanh Hóa cần thúc đẩy chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, huy động các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hạ tầng số; đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch; giải quyết kịp thời các kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Cơ quan chức năng của tỉnh rà soát, kiên quyết cắt giảm, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính, nhất là thủ tục về đất đai, đầu tư, xây dựng, quy hoạch, môi trường; triển khai các giải pháp quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Thanh Hóa phát triển hài hòa hiệu quả giữa kinh tế, văn hóa trong đó bảo đảm an sinh xã hội, tập trung xây dựng, quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xanh, tiếp tục phát triển công nghiệp theo chiều sâu; chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Thủ tưởng chỉ đạo đẩy mạnh quảng bá du lịch Thanh Hóa; ưu tiên đầu tư phát triển y tế, giáo dục và đào tạo, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia.Tỉnh tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động; quan tâm chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội với người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn. Thanh Hóa cần coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ gắn với tinh giảm biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngang tầm nhiệm vụ. Tỉnh cần tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là trong công tác triển khai, thực hiện các dự án kinh tế trọng điểm; bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Nguồn: TTTĐ - Văn phòng Chính phủ