Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
258088

Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa sau cấy vụ Mùa năm 2020

Ngày 30/06/2020 15:56:09

 

ỦY BAN NHÂN DÂN


XÃ ĐỒNG TIẾN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

      Số: 276 /HD-UBND

Đồng Tiến, ngày 29 tháng 6 năm 2020

 

HƯỚNG DẪN

Biện pháp kỹ thuật chăm sóc,  phòng trừ sâu,

 bệnh hại lúa sau cấy vụ Mùa năm 2020

 

Kính gửi:  BCH 10 thôn
                                                          Thông tin - đài truyền thanh.

Qua kiểm tra, thăm đồng trên địa bàn toàn xã đã gieo cấy được trên 95% tổng diện tích, hầu hết những diện tích cấy trà mùa sớm cây lúa đã bước sang giai đoạn đẻ nhánh. Tình hình thời tiết những ngày qua nắng nóng kéo dài không thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây lúa, kèm theo đó là thời vụ gieo cấy khẩn trương nên công tác làm đất không được làm dầm, phơi ải kỹ, gốc rạ chưa được phân hủy dẫn đến một số diện tích sau khi gieo cấy sẽ xuất hiện bệnh ngộ độc hữu cơ (vàng lá nghẹt rễ). Mặt khác thời gian giáp gianh giữa vụ Xuân và Vụ mùa rất gần nhau tạo điều kiện cho một số đối tượng sâu, bệnh gối lứa gây hại. Để bảo vệ an toàn cho sản xuất vụ Mùa năm 2020; giảm thất thiệt do thời tiết và sâu bệnh gây ra. UBND xã thông báo cho nhân dân một số biện pháp pháp kỹ thuật chăm sóc,  phòng trừ sâu, bệnh hại lúa sau cấy vụ Mùa năm 2020 như sau:

1. Biện pháp kỹ thuật chăm sóc:

- Bà con nhân dân cần khẩn trương cấy xong trong tháng 6 để kết thúc trà Mùa chính, đối với những ruộng lúa đã cấy bà con cần thường xuyên thăm đồng duy trì mực nước trên ruộng một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho lúa bén rễ hồi xanh nhanh, đẻ nhánh sớm;

- Tiến hành chắm dặm để đảm bảo mật độ trên đơn vị diện tích (đối với cả ruộng cấy bằng tay và cấy bằng máy). Đồng thời khấn trương bón thúc lần 1 sau cấy từ 7-10 ngày với lượng bón cho 1 sào 500m2 từ 4 -5 kg đạm + 3-4 kg kali hoặc dùng NPK chuyên thúc (lượng bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất), kết hợp làm cỏ sục bùn để phân tan đều cho lúa dễ hấp thụ, đẻ nhánh nhanh, đẻ tập trung và nhiều nhánh hữu hiệu.

2. Phòng trừ sâu bệnh hại lúa:

Bà con thăm đồng khi phát hiện các đối tượng sâu, bệnh gây hại cần phòng trừ kịp thời, hiệu quả, (không phun thuốc BVTV tràn lan, để tránh gây bùng phát sâu cuốn lá nhỏ và rầy cuối vụ) cụ thế:

+ Bọ trĩ: Bọ trĩ gây hại nặng làm cho cây lúa kém phát triển, cây còi cọc, đẻ nhánh kém, nếu bị nặng sẽ làm lụi từng đám hoặc cả ruộng, bà con nên phun trừ bằng các loại thuốc như: Sutin 5EC, Comphai 10WP, Kilsect 10EC...

+ Sâu cuốn lá nhỏ: Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh nêu mật độ từ 50 con/m2 trở lên thì phun trừ bằng một trong các loại thuốc như: Clever 50EC, 300WG, emagold 20.5WG, sixsess 65 EC...

+ Ốc bưu vàng: gây hại cục bộ chủ yếu ở vùng đất trũng, ruộng ven các kênh tưới, kênh tiêu, bà con cần tiêu diệt bằng các biện pháp thủ công như thu gom bằng chất dẫn dụ toxbait 60AB hoặc tiêu diệt bằng các loại thuốc hóa học như: Glodan super 700WP, Star pumper 800WP, Anpuma 700WP ...

+ Bệnh nghẹt rễ (ngộ độc hữu cơ): Nếu phát hiện ruộng lúa bị bệnh, truớc tiên cần rút thay nuớc khử chua, bón bổ sung từ 15-25 kg vôi bột kết hợp sục bùn sau 2-3 ngày hoặc bón lân super với luợng từ 15-20 kg/sào kết hợp phun các chế phẩm phân bón qua lá có hàm luợng lân, kali cao như: Pisomic Y105 + Y15 hoặc polyfeed 5 chim én,...để kích thích ra rễ, ra lá mới và cứng cây. Sau khi khắc phục đuợc bệnh, thấy cây lúa đã ra lá mới thì tiến hành chăm sóc bình thuờng (tuyệt đối không đuợc bón đạm khi chưa có lá mới ra)

Ngoài các đối tuợng dịch hại như trên còn có các đối tuợng khác như: sâu đục thân, ròi đục nõn, châu chấu, rầy nâu, rầy lung trắng... đề nghị bà con cần thuờng xuyên kiểm tra thăm đồng, phát hiện sớm để phòng trừ đạt hiệu quả cao.

Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa sau cấy vụ mùa năm 2020. Đài truyền thanh xã, BCH thôn thường xuyên thông báo, tuyên truyền để nhân dân chăm sóc có hiệu quả bảo đảm vụ Mùa 2020 đạt hiệu quả cao./.

                                                                                             

Nơi nhận:

- Như kinh gửi

- Lưu VP

                KT. CHỦ TỊCH

              PHÓ CHỦ TỊCH

 

               (đã ký)

 

                Lê Đình Thanh

  

Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa sau cấy vụ Mùa năm 2020

Đăng lúc: 30/06/2020 15:56:09 (GMT+7)

 

ỦY BAN NHÂN DÂN


XÃ ĐỒNG TIẾN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

      Số: 276 /HD-UBND

Đồng Tiến, ngày 29 tháng 6 năm 2020

 

HƯỚNG DẪN

Biện pháp kỹ thuật chăm sóc,  phòng trừ sâu,

 bệnh hại lúa sau cấy vụ Mùa năm 2020

 

Kính gửi:  BCH 10 thôn
                                                          Thông tin - đài truyền thanh.

Qua kiểm tra, thăm đồng trên địa bàn toàn xã đã gieo cấy được trên 95% tổng diện tích, hầu hết những diện tích cấy trà mùa sớm cây lúa đã bước sang giai đoạn đẻ nhánh. Tình hình thời tiết những ngày qua nắng nóng kéo dài không thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây lúa, kèm theo đó là thời vụ gieo cấy khẩn trương nên công tác làm đất không được làm dầm, phơi ải kỹ, gốc rạ chưa được phân hủy dẫn đến một số diện tích sau khi gieo cấy sẽ xuất hiện bệnh ngộ độc hữu cơ (vàng lá nghẹt rễ). Mặt khác thời gian giáp gianh giữa vụ Xuân và Vụ mùa rất gần nhau tạo điều kiện cho một số đối tượng sâu, bệnh gối lứa gây hại. Để bảo vệ an toàn cho sản xuất vụ Mùa năm 2020; giảm thất thiệt do thời tiết và sâu bệnh gây ra. UBND xã thông báo cho nhân dân một số biện pháp pháp kỹ thuật chăm sóc,  phòng trừ sâu, bệnh hại lúa sau cấy vụ Mùa năm 2020 như sau:

1. Biện pháp kỹ thuật chăm sóc:

- Bà con nhân dân cần khẩn trương cấy xong trong tháng 6 để kết thúc trà Mùa chính, đối với những ruộng lúa đã cấy bà con cần thường xuyên thăm đồng duy trì mực nước trên ruộng một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho lúa bén rễ hồi xanh nhanh, đẻ nhánh sớm;

- Tiến hành chắm dặm để đảm bảo mật độ trên đơn vị diện tích (đối với cả ruộng cấy bằng tay và cấy bằng máy). Đồng thời khấn trương bón thúc lần 1 sau cấy từ 7-10 ngày với lượng bón cho 1 sào 500m2 từ 4 -5 kg đạm + 3-4 kg kali hoặc dùng NPK chuyên thúc (lượng bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất), kết hợp làm cỏ sục bùn để phân tan đều cho lúa dễ hấp thụ, đẻ nhánh nhanh, đẻ tập trung và nhiều nhánh hữu hiệu.

2. Phòng trừ sâu bệnh hại lúa:

Bà con thăm đồng khi phát hiện các đối tượng sâu, bệnh gây hại cần phòng trừ kịp thời, hiệu quả, (không phun thuốc BVTV tràn lan, để tránh gây bùng phát sâu cuốn lá nhỏ và rầy cuối vụ) cụ thế:

+ Bọ trĩ: Bọ trĩ gây hại nặng làm cho cây lúa kém phát triển, cây còi cọc, đẻ nhánh kém, nếu bị nặng sẽ làm lụi từng đám hoặc cả ruộng, bà con nên phun trừ bằng các loại thuốc như: Sutin 5EC, Comphai 10WP, Kilsect 10EC...

+ Sâu cuốn lá nhỏ: Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh nêu mật độ từ 50 con/m2 trở lên thì phun trừ bằng một trong các loại thuốc như: Clever 50EC, 300WG, emagold 20.5WG, sixsess 65 EC...

+ Ốc bưu vàng: gây hại cục bộ chủ yếu ở vùng đất trũng, ruộng ven các kênh tưới, kênh tiêu, bà con cần tiêu diệt bằng các biện pháp thủ công như thu gom bằng chất dẫn dụ toxbait 60AB hoặc tiêu diệt bằng các loại thuốc hóa học như: Glodan super 700WP, Star pumper 800WP, Anpuma 700WP ...

+ Bệnh nghẹt rễ (ngộ độc hữu cơ): Nếu phát hiện ruộng lúa bị bệnh, truớc tiên cần rút thay nuớc khử chua, bón bổ sung từ 15-25 kg vôi bột kết hợp sục bùn sau 2-3 ngày hoặc bón lân super với luợng từ 15-20 kg/sào kết hợp phun các chế phẩm phân bón qua lá có hàm luợng lân, kali cao như: Pisomic Y105 + Y15 hoặc polyfeed 5 chim én,...để kích thích ra rễ, ra lá mới và cứng cây. Sau khi khắc phục đuợc bệnh, thấy cây lúa đã ra lá mới thì tiến hành chăm sóc bình thuờng (tuyệt đối không đuợc bón đạm khi chưa có lá mới ra)

Ngoài các đối tuợng dịch hại như trên còn có các đối tuợng khác như: sâu đục thân, ròi đục nõn, châu chấu, rầy nâu, rầy lung trắng... đề nghị bà con cần thuờng xuyên kiểm tra thăm đồng, phát hiện sớm để phòng trừ đạt hiệu quả cao.

Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa sau cấy vụ mùa năm 2020. Đài truyền thanh xã, BCH thôn thường xuyên thông báo, tuyên truyền để nhân dân chăm sóc có hiệu quả bảo đảm vụ Mùa 2020 đạt hiệu quả cao./.

                                                                                             

Nơi nhận:

- Như kinh gửi

- Lưu VP

                KT. CHỦ TỊCH

              PHÓ CHỦ TỊCH

 

               (đã ký)

 

                Lê Đình Thanh